Có nên cấp chứng chỉ hành nghề luật sư cho viên chức đang làm công tác giảng dạy pháp luật là vấn đề được các đại biểu đề cập nhiều nhất trong phiên thảo luận sáng nay của kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII về dự thảo Luật Luật sư.
Kỳ họp thứ 4 Quốc hội XIII
Không cho phép để chuyên môn hóa ngành nghề
Tại điểm a, khoản 4 Điều 17 dự thảo Luật, viên chức đang làm công tác giảng dạy pháp luật không được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư.
Theo UBTVQH, việc có cho phép viên chức làm công tác giảng dạy pháp luật được hành nghề luật sư hay không cần được cân nhắc thấu đáo, cả về lý luận và thực tiễn. Kết quả tổng kết 5 năm thi hành Luật luật sư cho thấy, một trong những hạn chế căn bản của hành nghề luật sư thời gian qua là “hoạt động hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư chưa mang tính chuyên nghiệp, số luật sư hành nghề kiêm nhiệm các công việc khác vẫn còn khá cao chiếm trên 20%, điều này đã làm cho hoạt động luật sư hiện nay bị kém hiệu quả và kém chất lượng”.
Việc quy định cho phép viên chức làm công tác giảng dạy pháp luật được kiêm nhiệm nghề luật sư sẽ không khắc phục được tình trạng nêu trên. Hơn nữa, việc cho phép kiêm nhiệm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn giảng dạy, khó bảo đảm chất lượng hành nghề luật sư và cũng không phù hợp với mục tiêu xây dựng đội ngũ luật sư theo hướng chuyên nghiệp theo định hướng cải cách tư pháp và quan điểm chỉ đạo sửa đổi, bổ sung Luật luật sư lần này.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Trần Thị Hoa Sinh (Lạng Sơn) phát biểu: Điều quan trọng là chất lượng đội ngũ luật sư. Để nâng cao chất lượng thì phải chuyên môn hóa, do vậy, không nên cho viên chức làm nghề giảng dạy pháp luật được làm nghề luật sư là một phương án đúng đắn.
“Chức năng nhiệm vụ là giảng dạy, là dành thời gian cho giảng dạy. Hơn nữa, chúng ta đang nâng cao chất lượng giảng dạy thì nên để tập trung cho việc này. Bởi vì khi anh tham gia bào chữa thì anh phải thực hiện đúng theo các quy đinh. Tôi nói trong thực tế hiện nay, khi tòa án đã triệu tập phiên tòa nhưng vắng mặt luật sư thì không xét xử được. Chính vì vậy, câu chuyện mà luật sư bận cũng là một trong những nguyên nhân góp phần trong việc tồn án của tòa án. Trong trường hợp này tôi rất đồng tình với việc sửa đổi mới”, bà nói.
Đại biểu Lê Việt Trường (An Giang) có ý kiến tương tự. Ông lý giải cho quan điểm của mình: “Không nên vừa làm công tác giảng dạy vừa làm luật sư. Bởi cả hai nghề đều đòi hỏi tính chuyên sâu. Giảng viên cần phải nghiên cứu khoa học. Ngoài thời gian giảng dạy, họ còn cần thời gian để nghiên cứu. Nếu cho kiêm nhiệm, họ sẽ dành thời gian này để đi làm thêm”.
Có đại biểu nhất quyết phản đối việc cho người dạy Luật hành nghề luật sư với quan điểm “để bảo vệ hình ảnh của người thầy”.
“Tôi nghiêng về hướng đồng tình không cho phép. Giảng viên hành nghề luật sư, bào chữa sẽ có những vụ án không thành công, khi đó hình ảnh của người thầy ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, ảnh hưởng đến học trò. Hơn nữa trong quá trình thực hiện việc bào chữa của mình, thực hiện hợp đồng của mình thì buộc phải có trách nhiệm trong hợp đồng đó và nếu như quá trình thực hiện có lỗi và dẫn đến những trách nhiệm ràng buộc thì cũng sẽ ảnh hưởng hình ảnh”, đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) phát biểu.
Đại biểu Phạm Đức Châu (Quảng Trị), Huỳnh Ngọc Ánh (TP HCM) cũng nhất trí cao quan điểm không cho thầy dạy luật làm nghề luật sư. Bởi lý do chắc chắn hai hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến nhau, khi cả hai đều phải tiến hành vào giờ hành chính.
“Có những vụ án kéo dài cả tháng, nếu theo đuổi vụ án, người thầy không thể không ảnh hưởng đến công việc giảng dạy. Nhiều đại biểu đưa ra những ví dụ về công việc của những người thầy ở các lĩnh vực khác.
Nhưng không phải sự so sánh nào cũng đúng. Ví như nghề thuốc, họ hoàn toàn làm ngoài giờ hành chính. Hay đối tượng tác động của họ không có quan hệ phụ thuộc như nghề luật sư và người thầy ngành luật”, đại biểu Nguyễn Đức Châu nói.
Cần nghiên cứu lại để tránh lãng phí nguồn lực
Một luồng ý kiến cũng khá gay gắt phản ứng lại với quy định này khi cho rằng việc để giảng viên ngành luật hành nghề luật sư chính là cách tránh lãnh phí nguồn lực từ đối tượng này.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp HCM) phát biểu: “Nếu không cho người giảng dạy ngành luật hành nghề luật sư thì những người thầy đó “dạy người ta cái việc mà mình không làm” – đây là một quy định hiếm hoi của thế giới, mà Việt Nam là một trong những nước đó”. Phản biện lại ý kiến về tác động xấu khi luật sư và thẩm phán có quan hệ thầy trò, ông nói: “Không phải chỉ khi là Luật sư thì người thầy giáo đó mới tác động được đến thẩm phán. Và số vụ án mà người ngồi ghế thẩm phán và luật sư có quan hệ thầy trò cũng không nhiều”.
Đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) cũng không cho rằng quan hệ “thầy trò” đáng quan ngại trong việc này. Bởi theo ông, dù trong xã hội họ có quan hệ như thế nào, thì khi tham gia tố tụng, hội đồng xét xử, kiểm sát, luật sư đều phải tuân theo pháp luật. Mà pháp luật thì không vị tình riêng. Về ý kiến nếu tham gia hành nghề luật sẽ ảnh hưởng đến công tác nghiên cứu của nghề giáo, đại biểu Chu Sơn Hà lại cho rằng chính quá trình bào chữa, tham gia vụ án cũng là một quá trình nghiên cứu có ích cho công việc giảng dạy.
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (Bắc Giang) không đồng ý với quy định hiện nay của dự thảo luật trong vấn đề này. Đối chiếu với nghề Y, ông cho rằng chính những người thầy là người có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn để hành nghề tốt.
“Theo tôi với phương châm là học đi đôi với hành mà cái hành đó giúp cho cái dạy tốt hơn thì tôi thấy về góc độ này rất khuyến khích. Những người giảng dạy luật nếu có đạt các trình độ, học các bồi dưỡng nghiệp vụ luật sư mà dám nhận làm luật sư thì đấy là rất có ích cho nghề”, ông Nhân nói.
Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Thiện Nhân cần có những điều kiện ràng buộc để có thể đảm bảo chất lượng cho cả hai lĩnh vực hành nghề.
“Tôi thấy thực sự chưa thuyết phục, trong thực tế thì vẫn cần và chúng ta không nên lãng phí một nguồn nhân lực chất lượng cao như vậy. Cho nên tôi đề nghị Quốc hội nên cân nhắc, xem xét quyết định nên cho đối tượng viên chức là giáo viên giảng dạy luật ở các trường được tham gia làm luật sư nói chung hoặc chí ít cũng là luật sư tư vấn”, đại biểu Đinh Xuân Thảo (TP Hà Nội) nói.
Sáng nay, các đại biểu cũng đã cho ý kiến về vấn đề thời hạn đào tạo; có nên cho người đã xóa án tích tham gia hành nghề luật sư, thẻ luật sư có nên quy định thời hạn... trong dự thảo luật Luật sư; vấn đề bố trí chỗ ngồi cho Luật sư trong phiên tòa để đảm bảo tính dân chủ trong quá trình xét xử…
Chiều nay, Quốc hội thảo luận tại hội trường về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Điện lực.
Nhật Thanh – phapluatvn.vn
Các tin khác
- Thi hành án dân sự 2012 vượt chỉ tiêu đề ra (23/10/2012)
- Tư pháp cần lắng nghe người dân, thi hành án nên giảm cưỡng chế (19/10/2012)
- Đạo đức nghề nghiệp phải thành “lời tuyên thệ” của ngành Tư pháp (12/10/2012)
- Hiến pháp sửa đổi cần làm rõ vai trò người đứng đầu hành pháp (05/10/2012)
- Vì sao cấp phiếu Lý lịch Tư pháp vẫn kéo dài? (27/09/2012)
- Chính phủ cân nhắc nhiều về mức lương tối thiểu sắp tới (25/09/2012)
- Tri ân các thế hệ cán bộ ngành Tư pháp (29/08/2012)
- Hoạt động luật sư “ngổn ngang tơ vò“ trước DA Luật sửa đổi? (27/08/2012)
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp gửi “tâm thư“ đến công chức, viên chức ngành (27/08/2012)
- Vấn đề cần sửa khi hợp nhất hai luật Ban hành văn bản QPPL (23/08/2012)
- Bàn sửa Luật để quản lý hiệu quả luật sư nước ngoài (15/08/2012)
- Kiến nghị xem lại 2 Nghị định về Chứng minh nhân dân (15/08/2012)
- Thời điểm thể hiện bản lĩnh, phẩm chất người Đảng viên cộng sản (14/08/2012)
- Chống tham nhũng: Giám sát cả gia đình quan chức (10/08/2012)
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp đang đối thoại trực tuyến với nhân dân (24/07/2012)
- Công tác Tư pháp 6 tháng cuối năm: Hoàn thành 85% kế hoạch trước 30/9 (18/07/2012)
- Công bố 13 Luật và 2 Nghị quyết (17/07/2012)
- Công tác đảm bảo ANTT phải góp phần phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển mọi mặt ở địa phương (05/07/2012)
- Tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô (04/07/2012)
- Bộ Tư pháp nằm trong top 10 đơn vị ứng dụng CNTT hiệu quả (04/07/2012)
- HĐND TP Đà Nẵng sẽ ra nghị quyết phản đối Trung Quốc (04/07/2012)
- Sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 1999: Sẽ phạt tiền tới 20 tỷ? (18/06/2012)
- Vứt tiền trong đám ma phạm luật mà không biết (15/06/2012)
- Báo chí và công an phải “chung một chiến hào” (15/06/2012)
- Tiền tỷ “đổ vào“ thị trường bất động sản cho người…đã khuất (15/06/2012)
- Sự thật đằng sau việc Trung Quốc thu mua đỉa Việt Nam ??? (13/06/2012)
- Chất lượng nhiều công trình giao thông tỷ lệ nghịch tiền đầu tư? (13/06/2012)
- Không bỏ đào tạo nếu muốn tăng chất lượng luật sư (08/06/2012)
- “Tạm nhập tái xuất xăng dầu là buôn lậu công khai” (24/05/2012)
- Dự án Bộ luật Lao động sửa đổi: Làm việc ngày nghỉ, nhận lương gấp 2 (24/05/2012)
- Cần phải làm mới luật hình sự để bảo vệ người dân? (24/05/2012)
- Ngành Tư pháp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách thực chất, hiệu quả (18/05/2012)
- Rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ nhà đất (17/05/2012)
- Cần tăng hình phạt bọn “đinh tặc” (17/05/2012)
- Không phân biệt bằng cấp trong tuyển công chức (16/05/2012)
- Được đại diện theo ủy quyền đến đâu? (16/05/2012)
- Góp ý sửa đổi Luật Luật sư: Hạn chế miễn thời gian đào tạo nghề (15/05/2012)
- “Gói“ 29.000 tỉ đồng chưa phải là “thuốc“ cứu DN “sắp chết“? (14/05/2012)
- Doanh nhân khùng” vì “bão giá" (10/05/2012)
- Nơi tụ tập “những người khốn khổ vì mua bất động sản” (10/05/2012)
- BẤT ĐỘNG SẢN: Bao giờ doanh nghiệp bất động sản “chết“? (10/05/2012)
- Doanh nghiệp mất quyền được...“chết” (10/05/2012)
- Phạt nhà ở sử dụng trái mục đích: Quy định lạ lùng trong lịch sử! (09/05/2012)
- Luật sư được tham gia quá trình thi hành án dân sự? (07/05/2012)
- QH yêu cầu báo cáo về phòng chống tham nhũng (07/05/2012)
- Sẽ giải thể các ĐH kém chất lượng (07/05/2012)
- Sử dụng nhà ở sai mục đích: Hàng triệu người có thể bị phạt (07/05/2012)
- Cảnh sát biển Việt Nam giúp ngư dân vững tâm “bám biển“ (04/05/2012)
- Hôm nay, Quốc hội “mổ xẻ“ chuyện tái cơ cấu nền kinh tế (04/05/2012)
- Chủ tịch nước: Chống tham nhũng phải hiệu quả hơn (04/05/2012)
- Cán bộ xã mất việc vì tin kẻ lừa đảo (04/05/2012)
- Đạp xe công an, gây chết người (04/05/2012)
- Phạt nặng những người vi phạm Luật giao thông hối lộ cảnh sát (03/05/2012)
- TƯ PHÁPTuổi chịu trách nhiệm hình sự: Quy định còn bất cập (03/05/2012)
- Thiếu nữ tự thiêu để níu kéo tình yêu (03/05/2012)
- “Cúp“ học đi chơi, mất đời con gái (03/05/2012)
- Cử tri bức xúc chuyện phí giao thông (03/05/2012)
- Tòa “ngâm” án, ai xử Tòa? (03/05/2012)
- Ma túy tổng hợp đang là “điểm nóng” của năm (03/05/2012)
- Tội phạm từ A-Z Báo động vấn nạn sử dụng giấy tờ giả để gây án (02/05/2012)
- Khi khách hàng bất động sản “cầu cứu“ đến luật sư... (02/05/2012)
- Vạ lây vì “cả nể”? (27/04/2012)
- Dân đóng phạt không phải để “nuôi” CSGT (27/04/2012)
- Xử lý hình sự “tội” kinh doanh thực phẩm bẩn (27/04/2012)
- Chợ Lái Thiêu, Bình Dương: Trộm cắp lộng hành, tiểu thương kêu cứu (27/04/2012)
- “Máu rừng“ chảy về… chợ gỗ Đồng Kỵ (27/04/2012)
- Ngân hàng đầu tiên “mất tên” vì gánh nặng từ Vinashin? (27/04/2012)
- Chưa “nhìn“ được căn nguyên đẩy lạm phát tăng cao (26/04/2012)
- Xứ Quảng xôn xao vụ “đại gia” vật liệu xây dựng bỏ trốn cùng hàng chục tỷ đồng (26/04/2012)
- Phút nông nổi khiến cậu học trò ngoan hiền thành kẻ giết người (26/04/2012)
- Nhân dân giám sát phòng chống tham nhũng (26/04/2012)
- 6.700 doanh nghiệp chết: Vẫn chưa giải mã nổi (26/04/2012)
- Vỡ nợ bạc tỉ, ba mẹ con bỏ trốn (26/04/2012)
- “Ngã ngửa“ vì gã thanh niên đẹp mã giả đeo mác cảnh sát lừa đảo (26/04/2012)
- Bệnh nhân hóa cướp vì thích...đi xe máy (26/04/2012)
- Gái bán dâm đen đủi gặp hai tên biến thái (26/04/2012)
- Lơ là cháy nổ ở phòng trọ (25/04/2012)
- Phá một đường dây làm bằng giả - Bài 1: Làm bằng giả… siêu tốc (25/04/2012)
- Chống ùn tắc và TNGT: Sao toàn tính chuyện thu tiền dân? (25/04/2012)
- Xe ben tông tàu hỏa, ba toa tàu bị lật (25/04/2012)
- Chưa thể kiểm soát chất lượng rau, quả nhập vào Việt Nam? (25/04/2012)
- Vô tư “tặng“... 10 kg vàng cho người rà phế liệu (25/04/2012)
- “Làm sao nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, hạn chế tiêu cực?“ (25/04/2012)
- Sát thủ lộ diện từ tình tiết vắng mặt ngày đưa tang bà (24/04/2012)
- “Ngứa mắt” chàng rể tật nguyền, cha vợ quẫn trí lên kế hoạch sát hại (24/04/2012)
- Làm xiếc trong cơ cấu giá xăng (23/04/2012)
- Thẩm phán vay tiền của đương sự (23/04/2012)
- Khốn khổ vì “chủ ngoại“ “ôm“ tiền về nước (23/04/2012)
- Vai trò của VKS trong phiên tòa dân sự sơ thẩm? (20/04/2012)
- Bùng nổ nhu cầu tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp (19/04/2012)
- Hàng trăm gia đình khuynh gia bại sản vì “siêu lừa“ bất động sản (19/04/2012)
- “Dở khóc dở mếu“ chuyện “nguyên quán hay quê quán“ khi đăng ký khai sinh (19/04/2012)
- Nghị quyết 6 (2) - cuộc ra quân quyết liệt (19/04/2012)
- Phá đường dây bốc mộ giả lấy tiền tỉ (18/04/2012)
- Ngân hàng nhà nước hạ lãi suất và nới tín dụng, “thuốc” có đúng liều? (18/04/2012)
- Suýt “vỡ” Qũy tín dụng vì nguyên Chủ tịch HĐQT “lật kèo”? (18/04/2012)
- Doanh nghiệp “nhìn“ lãi suất ngân hàng như... “cáo ngắm nho“ (18/04/2012)
- Hủy hợp đồng bảo hiểm trước hai năm, có nhận lại phí đã đóng hay không? (17/04/2012)
- Làm giảng viên kiêm luật sư, được không? (17/04/2012)
- Những thảm án rợn người của côn đồ máu lạnh (17/04/2012)